Hướng dẫn sử dụng WordPress cơ bản cho người mới bắt đầu

sử dụng wordpress

Nếu bạn muốn học cách tự thiết kế website chuyên nghiệp thì WordPress là một trong những lựa chọn hàng đầu. Bạn không cần phải rành về lập trình, chỉ cần có một chút kiến về máy tính và ham học hỏi là đủ. Bài viết sau đây của 51green – hướng dẫn sử dụng WordPress cơ bản cho người mới sẽ rất hữu ích với bạn đấy, cùng theo dõi nhé!

1. WordPress là gì? Tại sao nên dùng WordPress?

WordPress là phần mềm mã nguồn mở được viết bằng PHP và sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu – MySQL là bộ đôi ngôn ngữ lập trình website phổ biến nhất hiện nay. WordPress hỗ trợ tạo blog cá nhân, website tin tức, website bán hàng – thương mại điện tử, giới thiệu doanh nghiệp … Tuy nhiên để phát triển, thiết kế web app nhập hàng trung quốc thì WordPress chưa đủ khả năng và hỗ trợ để làm mà thay vào đó bạn phải code bằng ngôn ngữ ASP.net của Microsoft. Ra đời từ rất sớm vào 2003 cho đến ngày nay, WordPress đã có 1 cộng đồng đông đảo, nếu có điều gì thắc mắc, bạn có thể search hay đặt câu hỏi mọi thứ sẽ được giải đáp vô cùng nhanh chóng.

WordPress là hệ thống quản lý nội dung trên internet lớn nhất hiện nay chiếm tới 66% thị trường và xấp xỉ 23,3% số lượng website trên thế giới. Các website WordPress được đánh giá cao về: sự nhanh chóng, tính thẩm mỹ, chức năng và cả giá thành.

2. WordPress.com và WordPress.org khác nhau thế nào?

Khi tìm kiếm WordPress trên Google, bạn có thể sẽ thấy 2 kết quả được hiển thị là wordpress.org và wordpress.com. Vậy có sự khác biệt gì giữa 2 website này?

WordPress.org là gì?

Đây là địa chỉ website của trang chủ mã nguồn WordPress, nó còn có tên gọi khác là WordPress Self-Hosted. Tại đây, bạn có thể tải bản cài đặt WordPress và tự cài lên host của mình rồi tùy biến tự do trong phần quản trị.

Chúng tôi khuyến khích bạn nên sử dụng WordPress Self-Hosted vì tại đây, bạn có toàn quyền quản trị, website được lưu và chạy trên host của chính bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể cài thêm bất kỳ theme, plugin hay thực hiện bất cứ tùy biến nào mà mình mong muốn.

WordPress.com là gì?

WordPress.com là dịch vụ tạo blog miễn phí trên nền tảng mã nguồn mở WordPress. WordPress.com là sản phẩm Automatic chuyên phục vụ cho những người muốn tạo 1 website WordPress nhanh chóng mà không thuê hosting, không cần cài đặt. Chi phí để sử dụng 1 domain riêng chỉ là: 25$/năm.

WordPress.com không cho phép người dùng cài theme bên ngoài mà chỉ được sử dụng các theme miễn phí trong thư viện của WordPress. Nó chỉ bao gồm các tính năng có sẵn của WordPress và không hỗ trợ cài đặt các plugin nâng cao.

3. Hướng dẫn sử dụng WordPress cơ bản

Để cài đặt và sử dụng WordPress, bạn sẽ cần chuẩn bị: Domain và Hosting. Một cách khác tiết kiệm hơn là bạn có thể cài đặt Localhost(máy chủ giả lập) trên máy tính để sử dụng.

– Cài đặt WordPress

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ ở trên, chúng ta tiến hành cài đặt WordPress. Các bước như sau:

Đầu tiên, bạn truy cập theo đường dẫn: http://www.tenmien.com/wp-admin đăng nhập vào hệ thống bằng tên đăng nhập và mật khẩu được điền trong quá trình cài đặt

khung cửa sổ đăng nhập vào wordpress
đăng nhập wordpress

Nếu đăng nhập thành công, WordPress sẽ chuyển đến trang Dashboard(bảng tin) – khu vực chính của quản trị viên – nơi thiết lập các thông số kỹ thuật cho website như: cài đặt theme và plugin, tạo post, page, …

Ở lần cài đặt đầu tiên, bạn sẽ nhìn thấy dòng chữ “Chào mừng tới WordPress!” ngay trên đầu màn hình. Ở đây cũng bao gồm 1 số đường dẫn để giúp bạn hiểu rõ hơn về mã nguồn WordPress và cách sử dụng.

– Settings

Bạn sẽ cần phải chú ý đến một vài thông số cài đặt ngay trong lần đầu tiên sử dụng WordPress để làm quen dần với hệ thống. Hãy nhìn vào danh mục phía bên trái, chọn Cài đặt > Tổng Quan và các bạn sẽ thấy một vài tùy chọn cho website:

+ Tên website

+ Khẩu hiệu

+ Địa chỉ WordPress (URL)

+ Địa chỉ trang web (URL)

+ Địa chỉ mail

+ Thành viên

+ Vai trò của thành viên mới

Hiện tại, bạn có thể không cần thay đổi bất cứ điều gì ở đây nhưng hãy nhớ rằng trong tương lai bạn có thể cần đến chúng khi thay đổi domain, hosting hay tiêu đề website.

– Đường dẫn tĩnh (Permalinks)

Đường dẫn tĩnh(Permalinks) là cấu trúc URL mà website sử dụng. Ở mặc định, cấu trúc này có dạng:

“http://www.domain.com/?p=123”

Cấu trúc này không phải là điều một điều tuyệt vời và nó cũng không thân thiện với các công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi nó thành các cấu trúc mặc định khác như trong hình dưới đây. Nhưng chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng: “http://www.domain.com/sample-post” để có đường dẫn ngắn và đẹp nhất.

Cuối cùng nhớ chọn “Lưu thay đổi” nhé.

Đường dẫn tĩnh trong wordpress
Đường dẫn tĩnh trong wordpress

– Thảo luận

Cài đặt thảo luận: tính năng này cho phép người dùng có thể bình luận trong trang web của bạn. Đây là 1 tính năng tuyệt vời mà WordPress cung cấp cho chúng ta, tuy nhiên chúng phải được quản lý để tránh các bình luận spam.

Để thực hiện điều này, bạn truy cập vào Cài đặt > Thảo luận và bỏ chọn “Cho phép liên kết các thông báo từ các blog khác (pingbacks và tracbacks) trên các bài viết mới”.

Ngoài ra, ở phía cuối trang còn có 1 vài lựa chọn cho ảnh đại diện – 1 hình người nhỏ bên cạnh tên người. Các bạn có thể chọn hình ảnh mặc định cho các thành viên.

– Hồ sơ của bạn

Bạn truy cập vào Thành viên > Hồ sơ của bạn. Phần này cho phép bạn tùy chỉnh 1 số thứ như ngôn ngữ, tông màu … Khu vực trên cùng của trang web, có 1 lựa chọn cho phép bạn tắt tính năng “Hiển thị” tuy nhiên bạn không nên làm như vậy vì nó sẽ gây ra rất nhiều khó khi khi soạn thảo bài đăng.

Bên dưới các tùy chọn này, các bạn có thể nhập họ tên, thông tin liên hệ, website và mô tả ngắn về mình.

4. Các chức năng chính trong WordPress

Ở phần trước chúng ta đã làm quen với giao diện quản trị của WordPress, cách cài đặt và cấu hình chung cho WordPress. Trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn cách đăng post, page cùng với một số tùy chọn.

– Post

Bạn truy cập vào mục Bài viết > Viết bài mới, WordPress sẽ chuyển bạn đến trang soạn thảo bải viết là nơi bạn tạo ra những nội dung có giá trị cho người đọc.

Một số khu vực bạn cần quan tâm trong trang viết bài mới:

+ Vùng soạn thảo

+ Định dạng

+ Đăng

+ Tag

+ Chuyên mục

+ Ảnh đại diện

Chức năng đăng bài trong wordpress
Chức năng đăng bài trong wordpress

Trên trang soạn thảo bài viết có 1 ô trống cho phép bạn nhập tiêu đề bài đăng và 1 ô lớn hơn ở dưới để nhập nội dung của bài viết.

Còn ở phía trên là “trình soạn thảo nâng cao” – nơi cho phép bạn chỉnh sửa các định dạng bài viết: thêm đường dẫn, bôi đậm, in nghiêng … Nút “Thêm Media” phía trên công cụ cho phép bạn thêm hình ảnh, gif, video … vào bài viết. Bạn cũng có thể lưu lại bài viết nếu chưa hoàn thành bằng cách nhấn vào nút “Lưu nháp” để tiếp tục thực hiện sau này.

Để thêm đường dẫn, bạn chọn đoạn chữ muốn gắn link, nhấp vào biểu tượng đường dẫn và nhập đường dẫn bất kỳ mà mình muốn. Có thể chọn “Xem thử” để xem kết quả trên website.

– Page

Khác với Post, Page rất ít thay đổi, bạn chỉ cần tạo một lần, sử dụng mãi mãi. Ví dụ cụ thể: Post là các trang bài viết, Page là các trang liên hệ, giới thiệu …

Để tạo Page, bạn vào Menu, chọn Page > Add New

Một khung soạn thảo văn bản hiện ra và bạn chỉ cần nhập nội dung mà mình muốn ở dưới khung. Bên tay phải có thêm 1 ô: Page Attribute (thuộc tính trang).

Các bạn có thể thêm trang mẹ/con cho trang mới tạo việc này tương tự như tạo 1 thư mục con trên máy tính. Và trang con mới sẽ có đường link: http://www.domain/trangme/trangcon/

Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn 1 giao diện khác cho trang.

– Media

Hình ảnh là một trong những phần quan trọng nhất trên 1 website chuyên nghiệp. Các thống kê cho thấy những bài viết có nhiều hình ảnh có lượt view vượt trội hơn so với bài viết không có hình ảnh.

Wordpress Media
WordPress Media

Hình ảnh, video và cả âm thanh trong WordPress được quản lý bởi “Thư viện Media”. Vì vậy khi soạn thảo bài viết, các bạn có thể truy cập vào thư viện Media để tải ảnh lên hoặc sử dụng các hình ảnh có sẵn.

Ở trang soạn thảo bài viết, bạn chọn “Thêm Media” một pop-up sẽ xuất hiện và hiển thị tất cả hình ảnh mà bạn đã tải lên website trước đó.

Để thêm một hình ảnh mới, bạn chọn “Tải tập tin lên”, tại đây bạn bấm “Chọn tập tin” hoặc kéo thả một hoặc nhiều hình ảnh trên máy tính lên. Khi ảnh được tải lên thành công, một vài tùy chọn bên tay phải màn hình sẽ xuất hiện. Bạn có thể đặt tiêu đề, mô tả, alt và một vài tùy chọn khác cho hình ảnh nếu muốn.

Bấm nút “Chèn vào bài viết” và hình ảnh đó sẽ xuất hiện trên bài đăng. Khi muốn sửa đổi bất cứ tùy chọn nào, bạn chọn hình ảnh đó và 1 thanh công cụ sẽ xuất hiện cho bạn lựa chọn.

Ngoài ra, các bạn có thể tạo và chèn hình ảnh dạng Gallery để website trông chuyên nghiệp và đẹp mắt hơn.

– Đăng bài viết

Ở các bước trên, chúng ta đã hoàn thành việc soạn thảo bài viết, thêm hình ảnh, đường link. Bây giờ hãy chọn chuyên mục cho bài viết từ các chuyên mục có sẵn hoặc tạo chuyên mục mới nếu cần, thêm một số tag và tải ảnh đại diện cho bài viết.

Khi mọi thứ đã hoàn tất, hãy quay lại khu vực bài viết ở trên cùng bên phải nhấn chọn “Đăng bài viết”. Còn nếu bạn muốn đăng bài sau 1 khoảng thời gian nữa mà vẫn không muốn mất công quay lại thì chức năng Lập lịch bài viết sẽ rất hữu ích đấy. Bạn chỉ cần chọn “Chỉnh sửa” ngay cạnh nút “Đăng ngay lập tức” và chọn ngày giờ chính xác bài viết được đăng là mọi thứ đã được hoàn tất.

Nhớ bấm nút “Xem thử” để kiểm tra lại bài viết một lần nữa trước khi đăng nhé!

Khung trạng thái trong wordpress hỗ trợ nhiều tính năng
Sử dụng wordpress

Chú ý: để đăng 1 page mới, chúng ta cũng làm tương tự các bước như trên.

– Revision

Revision cho phép bạn lưu lại những bản chỉnh sửa của bài viết khi thực hiện lưu bản nháp, giúp bạn dễ dàng quay lại chỉnh sửa cũ nếu muốn. Bạn sẽ cần tối thiểu hai bản nháp để thực hiện chức năng này, bấm “Revision” và chọn phiên bản muốn khôi phục.

– Video

Với WordPress, việc chèn video vào bài viết trở nên vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần copy link của video và dán vào bài viết là xong. Hoặc bạn có thể vào Thêm Media > Chèn từ URL và nhập đường dẫn video vào bài viết.

Chèn video vào wordpress
Chèn video vào wordpress

5. Theme

Theme(giao diện) điều khiển phần hiển thị của website WordPress. Theme là tập hợp của nhiều file được sử dụng để định dạng hiển thị một phần website.

– Các giao diện theme

Có rất nhiều giao diện WordPress khác nhau như website giới thiệu, thư viện hình ảnh, trang tuyển dụng hay web thương mại điện tử nhưng nhìn chung chúng đều có các đặc điểm chung và có thể được phân loại như sau:

+ Blogging: dùng để tạo các blog cá nhân

+ Business: tạo trang giới thiệu doanh nghiệp

+ Portfolio: hiển thị hình ảnh, video

+ Magazine: tương tự như blog nhưng có nhiều giao diện hơn

+ eCommerce: web thương mại điện tử

+ Multi-popose: giao diện đồ sộ có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau

+ App: được xây dựng cho mục đích cụ thể như đấu thầu, học trực tuyến hay tuyển dụng

+ Frameworks: bộ giao diện nền tảng giúp các nhà phát triển tạo ra theme dễ dàng hơn

Các bạn có thể tải theme trong kho giao diện chính thức của WordPress với hơn 2000 theme miễn phí được xây dựng cho nhiều mục đích khác nhau. Ngoài ra các bạn cũng có thể sử dụng theme trả phí với nhiều tính năng và giao diện mới lạ hơn với các mức giá từ vài chục đến cả trăm đô.

– Cài đặt và tùy chỉnh theme

Có 2 cách để cài đặt theme như sau:

+ Giải nén và tải các tập tin lên thư mục wp-content/themes thông qua FTP

+ Sử dụng công cụ có sẵn của WordPress: Giao diện > Thêm mới > Tải giao diện lên, bạn chọn Browse để tải file giao diện từ máy tính và ấn “Cài đặt ngay bây giờ”.

Tùy chỉnh và tải theme cho wordpress
sử dụng wordpress với tùy chỉnh theme

Khi tải lên hoàn tất, bạn chọn Kích hoạt hoặc Xem trước để sử dụng giao diện website.

Chú ý: bạn có thể cài đặt bao nhiêu theme tùy ý nhưng tốt nhất nên xóa đi những theme không sử dụng vì nó có thể là nguyên nhân gây ra các lỗ hổng bảo mật trên website.

WordPress có sẵn công cụ để thay đổi giao diện website: màu sắc, logo, ảnh nền … Bạn chỉ cần truy cập Giao diện > Tùy chỉnh để thực hiện những thay đổi của mình. Bạn cũng có thể xem trước giao diện mà không cần lưu và cũng không sợ ảnh hưởng đến website.

Giao diện website trên wordpress
Sử dụng wordpress hiệu quả

– Tạo menu

Mỗi giao diện sẽ có 1 hoặc nhiều vị trí đặt danh mục khác nhau. Bạn xác định những đường dẫn nào muốn thêm vào danh mục rồi truy cập Giao diện > Menu để bắt đầu. Trước tiên, bạn đặt tên và bấm “Tạo trình đơn”.

Bây giờ hãy bắt đầu thêm các đường dẫn vào danh mục của website bằng các lựa chọn ở bên tay trái. Các bạn có thể thêm bất kỳ bài viết, trang, chuyên mục hay đường dẫn nào của riêng mình. Thay đổi tên và vị trí bằng cách kéo, thả đến khi hài lòng.

Ở phần “Tùy chỉnh trình đơn”, các bạn sẽ thấy dòng chữ “Hiển thị vị trí” và các checkbox với vị trí có sẵn trong giao diện. Hãy chọn vị trí muốn hiển thị danh mục rồi bấm “Lưu trình đơn”.

– Hướng dẫn sử dụng widget

Để sử dụng widget, các bạn truy cập Giao diện > Widget, ở đây bạn sẽ thấy các widget có sẵn của WordPress và theme(nếu có). Bây giờ việc bạn cần làm chỉ là kéo thả widget vào các khu vực mà mình muốn đặt.

Sử dụng wordpress
Hướng dẫn sử dụng widget

Sau đó, bạn có thể thực hiện 1 vài tùy chỉnh riêng cho widget ví dụ như: widget Chuyên mục là hiển thị toàn bộ chuyên mục hiện có trong hệ thống.

Danh sách các widget mặc định của WordPress bao gồm:

+ Bài viết mới

+ Lịch

+ Lưu trữ – danh sách các bài viết theo tháng

+ Chuyên mục – danh sách chuyên mục

+ RSS

+ Văn bản – soạn thảo HTML

+ Tìm kiếm

+ Tùy chọn – thêm danh mục

+ Mây thẻ – danh sách tag được dùng nhiều nhất

+ Meta – RSS, đăng nhập

+ Trang – danh sách các trang

+ Phản hồi gần đây – danh sách các bình luận mới nhất

6. Plugin

Đây là phần vô cùng quan trọng và mạnh mẽ nhất trong WordPress. Plugin cho phép người dùng mở rộng thêm các tính năng trên website WordPress mà không thực hiện bất cứ dòng code nào. Đơn giản chỉ là tải lên và kích hoạt plugin là có thể sử dụng được.

Một số plugin phổ biến trên WordPress:

– Yoast SEO Premium: giúp tối ưu SEO, tăng thứ hạng cho website

– WP Rocket: tăng tốc website đơn giản và hiệu quả

– iThemes BackupBuddy: sao lưu dữ liệu

– Membership Plugin: cho phép tạo cộng đồng trên website

– WooCommerce Plugin: giúp bạn bán hàng tốt hơn

Bạn có thể tải các plugin miễn phí trong kho plugin của WordPress (nơi chứa 40.000 plugin với đủ các tính năng khác nhau cho website). Nhớ chọn plugin có nhiều người sử dụng và tương thích với phiên bản WordPress mà bạn đang cài đặt nhé!

Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn mua và sử dụng một số plugin trả phí trong CodeCanyon – chợ plugin lớn nhất hiện nay (nơi có tới hơn 3700 plugin khác nhau). Mức giá của các plugin rất khác nhau, tùy theo tính năng, một số plugin chỉ có giá 3 – 4 $, một số khác có giá lên tới 100$.

Mã nguồn WordPress và lập trình Game – Liệu có thể?

WordPress được biết đến là một mã nguồn phổ biến nhất hiện nay cho lập trình website. Chính xác là như vậy, khi bạn sử dụng để thiết kế web bằng WordPress thì nó là tốt nhất, ngược lại nếu sử dụng WordPress cho những mục đích khác thì bạn gần như phải xây dựng lại hoàn toàn? Vậy chẳng khác nào bạn đang tự viết từ đầu, nếu như vậy thì bạn tự build tất cả sẽ tốt hơn cho trò chơi của bạn.

Nếu bạn muốn lập trình game, hãy lựa chọn một công cụ lập trình game đúng nghĩa để hỗ trợ bạn tốt hơn, không phải là một mã nguồn CMS chuyên hỗ trợ thiết kế website. Hơn nữa, khi tạo website việc quan trọng là đăng ký tên miền và lựa chọn hosting phù hợp. Bạn có thể liên hệ Mona Host để được hỗ trợ tốt hơn về phần này nhé.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về WordPress, nếu bạn cần thêm thông tin hỗ trợ về mã nguồn nay, hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *