Hiện nay, tại Việt Nam, các bệnh về răng miệng nói chung và bệnh nha chu nói riêng chiếm tỉ lệ khá lớn trong dân số. Chính vì thế, sự quan tâm của mọi người dành cho việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cũng được nâng cao hơn. Để các nha sĩ có thể hoàn thành các ca phẫu thuật nha chu một cách chuẩn xác và thành công, chắc chắn không thể thiếu đi sự hỗ trợ của các dụng cụ phẫu thuật nha chu. Vậy, các dụng cụ nha chu cần thiết bao gồm những gì? Bạn hãy cùng 51Green tìm kiếm lời giải đáp cho thắc mắc trên ngay tại bài viết dưới đây nhé!
Tầm quan trọng của các dụng cụ phẫu thuật nha chu
Đây là các loại dụng cụ được sử dụng nhằm hỗ trợ cho quá trình phẫu thuật nha chu. Bệnh nha chu là căn bệnh nguy hiểm, chúng có thể gây rụng răng, thậm chí là ảnh hưởng đến toàn bộ sức khỏe của người bệnh.
Việc điều trị bệnh nha chu có rất nhiều cách, bên cạnh việc điều trị tại nhà với các loại cây thuốc dân gian như: Gừng, đinh hương, cam thảo,… thì người bệnh vẫn cần phải đến gặp nha sĩ tại phòng khám để kiểm tra răng miệng. Lúc này, dựa vào việc kiểm tra tổng quát, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hợp lý dành cho bạn.
Hiện nay, việc điều trị bệnh nha chu bao gồm một số phương pháp phẫu thuật như: Phẫu thuật lật vạt, phẫu thuật ghép mô, phẫu thuật tái tạo xương hay thậm chí là điều trị bằng tia laser đối với các khách hàng sợ đau.
Quá trình phẫu thuật chỉ có thể diễn ra khi có đầy đủ những dụng cụ nha chu hỗ trợ. Nếu không có các dụng cụ này, việc điều trị bệnh nha chu sẽ trở nên rất khó khăn. Chính vì thế, hiện nay có khá nhiều phòng khám nha khoa quốc tế đặt mua các dụng cụ nha chu từ những đơn vị cung cấp vật tư y tế, phẫu thuật uy tín nhằm mục đích hỗ trợ công việc được tốt nhất.
Do đó, nếu không có sự trợ giúp của các dụng cụ này, quá trình phẫu thuật nha chu sẽ có nguy cơ xảy ra những rủi ro ngoài ý muốn. Do đó, có thể nói, dụng cụ nha chu là sản phẩm rất quan trọng đối với ngành răng, hàm, mặt nói chung và đối với bệnh nha chu nói riêng.
Tổng hợp các dụng cụ phẫu thuật nha chu cần thiết
Dưới đây là 12 loại dụng cụ vô cùng cần thiết cho việc phẫu thuật nha chu, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết vai trò của từng loại dụng cụ này nhé!
Bộ thước đo thẩm mỹ
Bộ thước đo thẩm mỹ là dụng cụ giúp xác định được chiều dài xương ổ, tỉ lệ của thân răng, đồng thời hỗ trợ việc kiểm tra khoảng sinh học ở người bệnh. Hiện nay, bộ thước đo thẩm mỹ gồm có 3 loại chính:
- Thước đo tỉ lệ thân răng: Nhờ có loại dụng cụ này mà nha sĩ có thể xác định được tỉ lệ cân xứng giữa chiều cao và chiều rộng của răng miệng ở bệnh nhân.
- Thước đo kéo dài xương ổ: Dụng cụ này giúp hỗ trợ xác định được tỉ lệ giữa chiều cao của thân răng sau khi làm dài cùng với chiều cao của xương ổ răng ở bệnh nhân.
- Thước đo kiểm tra khoảng sinh học: Đây là loại dụng cụ nha chu khá đặc biệt, giúp xác định được khoảng sinh học trước và sau khi đã điều trị bệnh cho bệnh nhân.
Cây đo túi nha
Cây đo túi nha là dụng cụ nha khoa vô cùng cần thiết cho quá trình phẫu thuật nha chu. Đây là sản phẩm được sử dụng để đo túi nướu nha, khoảng cách giữa miệng, mô, màng ghép.
Cây đục xương nha chu
Cây đục xương cũng là vật dụng nha chu rất cần thiết đối với các nha sĩ, bác sĩ răng miệng. Dụng cụ này có khả năng hỗ trợ lấy xương bằng cách kéo lùi về phía của mình, thường được sử dụng tại vị trí xương liền kề kết hợp với răng hoặc phía xa của răng cối.
Dũa xương nha chu
Dũa xương nha chu đóng vai trò trong việc làm láng bề mặt của xương sau khi sử dụng đục xương xong, đây cũng là một sản phẩm hỗ trợ rất hiệu quả cho quá trình điều trị nha chu.
Hiện nay có 3 loại dũa xương nha chu, bao gồm: Dũa xương cong (FS9/10S) được sử dụng ở vùng xương bề mặt, dũa xương phía gần/xa (FS1/2S) và dũa xương phía trong/ngoài (FS3/4S).
Dao nha chu
Khi nhắc đến các dụng cụ nha chu cần thiết, chắc chắn chúng ta không thể bỏ qua dao nha chu. Đây là loại dụng cụ được dùng để bổ hình hoặc tỉa nướu trong nha chu, gồm có 2 loại chính: Dao Orban (KO1/2) được sử dụng để lấy đi mô nướu sau khi cắt ở vùng răng cửa và dao Kirkland (KK15/16) được sử dụng để lấy đi mô nướu sau khi cắt ở vùng răng sau hoặc lấy mô liên kết vùng lồi củ.
Bóc tách nha chu
Vì sao phải sử dụng dụng cụ bóc tách nha chu? Trên thực tế, sản phẩm này rất cần thiết cho quá trình phẫu thuật nha chu. Bộ dụng cụ này gồm có 1 đầu nhọn và 1 đầu tròn nhỏ, chúng sẽ hỗ trợ bác sĩ bóc tách toàn bộ phần vùng mô nướu bên trong. Nhờ đó mà các mô nướu sẽ không bị dập, đồng thời quá trình vết thương của bệnh nhân sẽ diễn ra một cách dễ chịu hơn.
Kéo phẫu thuật
Kéo phẫu thuật sở hữu nhiều loại, kích thước, nhọn, tù khác nhau. Trong phẫu thuật nha chu, các bác sĩ có thể sử dụng loại để cắt mô hoặc cắt chỉ. Tuy nhiên, trong trường hợp cắt mô thì nên lựa chọn loại kéo có độ bén tốt nhằm bảo vệ mô nướu cũng như giảm thiểu tổn thương.
Kéo cắt chỉ thường có hình dạng thân thẳng, đầu thẳng hoặc cong, kéo cắt mô thường có thân uốn cong, đầu cong, lưỡi có răng cưa nhằm hỗ trợ cắt mô không bị trượt.
Kẹp kim khâu
Kẹp kim khâu có vai trò giúp giữ chặt kim khâu phẫu thuật, chỉ trong quá trình thao tác khâu. Việc đóng mở sẽ dễ dàng hơn khi có sự hỗ trợ của kẹp kim khâu. Hiện nay, sản phẩm này có 2 dạng chính là kẹp kim dạng kéo (thường sử dụng trong phẫu thuật thông thường với chỉ lớn) và kẹp kim dạng lá (thường sử dụng cho những trường hợp vi phẫu, chỉ nhỏ).
Dụng cụ nạo túi nha chu
Vai trò của dụng cụ nạo túi nha chu chính là làm sạch bề mặt của mặt răng. Dụng cụ này hiện có rất nhiều màu và mỗi loại màu sẽ phù hợp với các loại răng khác nhau.
Cán dao mổ
Nhằm tạo điều kiện cho việc dễ dàng thao tác, dễ xoay thì các bác sĩ sẽ cần phải sử dụng đến cán dao mổ.
Kẹp phẫu tích
Một dụng cụ cũng không kém phần quan trọng trong phẫu thuật nha chu chính là kẹp phẫu tích, đây là loại dụng cụ đóng vai trò hỗ trợ tránh làm tổn thương mô nha chu.
Kẹp phẫu tích hiện nay gồm có 3 loại sau: Kẹp phẫu tích không mấu (TP41) giúp kẹp mô nướu, màng,… tránh việc tổn thương mô nha chu, kẹp phẫu tích có mấu (TP42) giúp kẹp kim, da, mô cứng,… và kẹp mô có lỗ mở (SP20) giúp kẹp mô có tiết diện nhỏ, vùng gai nướu, có khả năng xuyên kim khi khâu.
Hộp đựng dụng cụ
Nhằm giúp cho quá trình phẫu thuật diễn ra có trình tự cũng như thuận lợi hơn, chắc chắn không thể thiếu hộp đựng dụng cụ nha chu. Dựa vào sản phẩm này, các bác sĩ có thể quản lý dụng cụ của mình một cách tốt nhất mà không phải mất nhiều thời gian tìm kiếm khi cần thiết. Hiện nay, hầu hết các phòng khám đều sử dụng hộp đựng dụng cụ nhằm tiết kiệm thời gian cho các nha sĩ, bác sĩ.
Phẫu thuật nha chu là lĩnh vực đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận, khéo léo,… Chính vì thế, việc đầu tư đầy đủ những dụng cụ nha chu chuyên nghiệp sẽ giúp các nha sĩ có thể thực hiện công việc một cách chuyên nghiệp, thuận tiện và nhanh chóng hơn. Mong rằng bài viết này của chúng tôi đã đem đến những thông tin giúp các bạn đọc giải đáp được những thắc mắc, cũng như có thêm nhiều thông tin tham khảo hữu ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!