Ngày xưa chúng ta thường nghĩ trò chơi đơn giản chỉ là một hình thức hoạt động, thú vui nào đó giúp ta giải trí, xả stress theo một cách thoải mái nhất. Tuy nhiên ngày nay một số trò chơi trực tuyến đã nâng cấp lên ở một mức độ mới, chúng không chỉ mang đến cho người chơi cảm giác vui vẻ, thoải mái mà còn có thể rèn luyện và giáo dục con người. Thấy được điều này, các nhà giáo dục, nhà trường đã không ngừng sáng tạo, tìm ra các game online và áp dụng chúng trong môi trường dạy học. Vậy giáo dục thông qua trò chơi là gì? Và tại sao phải ứng dụng nó trong quá trình dạy học? Bài viết hôm nay không những giải quyết hai câu hỏi phố biến trên mà còn giải đáp tất tần tật những vấn đề xung quanh xu hướng này.
Giáo dục thông qua trò chơi trực tuyến là gì?
Giáo dục thông qua trò chơi trực tuyến hay còn gọi một cách nôm na là “học qua chơi” là việc áp dụng các yếu tố điển hình của game (như luật chơi, ghi điểm, tính cạnh tranh,…) vào các lĩnh vực hoạt động khác, đặc biệt nhằm thu hút người chơi trong việc giải quyết vấn đề. Ngoài việc tăng cường kết quả của học tập, thì trò chơi là một hình thức học tập sáng tạo, tích cực.
Trong một số trường hợp nhằm khuyến khích sự tham gia – thúc đẩy tinh thần học tập và công nhận năng lực của học sinh, các nhà giáo dục sử dụng các huy hiệu – các huy hiệu ̣dưới dạng kỹ thuật số. Ví dụ điển hình là học viện Khan – nơi có cả một hệ thống danh hiệu
Tại sao phải sử dụng mô hình Giáo dục thông qua trò chơi trong dạy học?
1. Trò chơi có thể tăng cảm xúc tích cực và sự kết nối giữa con người.
Khi chúng ta cùng tham gia trò chơi hay một hoạt động nào với ai đó, ít hay nhiều chúng ta sẽ có tình cảm hay những suy nghĩ tích cực với đối phương. Thậm chí là có thể xóa bỏ những cảm xúc tiêu cực trước đó với họ. Dần dần những người chơi được kết nối với nhau và hiểu nhau hơn.
Bà Jane McGonigal – một nhà phát triển cho trò chơi nổi tiếng cũng cho rằng “trò chơi không phải là một công cụ để thoát ly thực tại mà là một cách ứng dụng vào bản thân mình. Các cá nhân đã làm việc hiệu quả và hợp tác trong trò chơi”. Chơi một trò chơi cũng giống như khi ta làm việc hoặc ra trận, mọi người mọi hoạt động đều phải được phối hợp chặt chẽ, vì lợi ích chung và cùng nhau giành chiến thắng.
2. Trò chơi có thể mang tính thách thức cao
Không phải lúc nào trò chơi trực tuyến cũng mang tính giải trí cao, đôi khi người chơi có thể trở nên căng thẳng để tìm ra được cách giải quyết các vấn đề trong game. Thông qua đó người chơi có thể rèn luyện được tính kiên nhẫn và sự vận động trí não của mình. Một số trò chơi nhưng lại mang tính thách thức cao như: Giải đố câu hỏi (QUIZ), giải mã mê cung, đuổi hình bắt chữ, truy tìm manh mối,…
Bên cạnh đó vẫn có nhiều trò chơi mang tính thách thức ở một quy mô rộng hơn, thực tế hơn và nan giải hơn ví dụ như những trò chơi giải quyết các vấn đề của thế giới thực ở quy mô toàn cầu bao gồm giải quyết đói nghèo, biến đổi khí hậu, hòa bình toàn cầu trong các trò chơi của bà McGonigal
Làm thế nào để có thể áp dụng trò chơi trong môi trường giảng dạy
Giống như để có thể triển khai thành công một phần mềm quản lý trường học thì việc áp dụng trò chơi trong giảng dạy cũng cần có các bước triển khai để đạt hiệu quả cao nhất, để có thể kết hợp được phương pháp vừa học vừa chơi trong môi trường giáo dục thì bạn cần thực hiện quy trình 5 bước dưới đây:
Bước 1: Xác định được người chơi và bối cảnh
- Xác định học sinh của bạn là ai? Độ tuổi của học sinh, học sinh cấp 1 hay cấp 2, khả năng học tập của những học sinh này như thế nào, những kỹ năng của học sinh này là gì,…
- Trong hoàn cảnh nào thì nó phù hợp với chương trình học? Nắm rõ hoàn cảnh sẽ dễ dàng giúp bạn xác định được quy mô của trò chơi, số lượng người tham gia, thời gian diễn ra, địa điểm, và những kỹ năng cần thiết cho quá trình chơi,..Nếu tổ chức chương trình ở gần bữa trưa, hầu hết các học sinh ở thời điểm này đang trong trạng thái đói, và thiếu khả năng tập trung hoặc kiên nhẫn trong quá trình học và chơi, vì vậy mà có thể dẫn đến kết quả học tập không hiệu quả. Nếu chương trình này là điều kiện tiên quyết để lên một chương trình khác thì các học sinh sẽ thích thú hơn và họ có nhiều động lực để đạt được kết quả tốt
Bước 2: Xác định mục tiêu của việc học
Người tạo ra trò chơi phải hiểu được mục tiêu của chương trình giáo dục này để có thể thiết kế, chuẩn bị, sắp xếp các trò chơi phù hợp trong giảng dạy. Mục tiêu có thể được xác định dựa vào điểm nhạy cảm hay còn gọi là các yếu tố ngăn cản sự tiến bộ của học tập. Ví dụ: điểm nhạy cảm của các học sinh này là không nhớ được từ vựng tiếng Anh. Và sau khi tham gia khóa học này, học sinh có thể dễ dàng nhớ hết từ vựng mà mình đã học
Bước 3: Sắp đặt vị trí các yếu tố trò chơi trong chương trình giảng dạy
- Ở đây bạn phải thiết lập các giai đoạn tương tự với quá trình xây dựng kỹ năng cần đạt được của học sinh. Để đến được giai đoạn kia thì họ cần phải vượt qua giai đoạn này.
- Bạn có thể nhấn mạnh điều này bằng cách cấu tạo những bài tập, nhiệm vụ nào đó như một điều kiện tiên quyết để đạt đến giai đoạn tiếp theo
Bước 4: Xác định nguồn tư liệu trò chơi
- Sử dụng các trò chơi trực tuyến có sẵn bằng cách tìm nguồn tư liệu về nó: tìm các bài viết hướng dẫn trên mạng, các video clip,..
- Trong trường hợp không có dữ liệu trò chơi có sẵn nào phù hợp với kế hoạch giảng dạy của bạn thì bạn có thể tự sáng tạo trò chơi riêng để mang lại hiệu quả cao hơn.
Bước 5: Thực hiện chiến lược giáo dục thông qua trò chơi
- Bạn có thể dùng cách trình bày biểu đồ quá trình và điểm mà các học sinh đạt được trong các giai đoạn tham gia, nhìn vào đó họ sẽ tự so sánh để có thể thấy được khả năng, năng lực, và từ đó tự đấu tranh để nâng cao bản thân mình tiến bộ hơn.
- Để kết hợp chơi và học trong một cách cực kỳ gây hứng thú với học sinh nhất là phải có phần thường. Quà thưởng sẽ là cách tốt nhất để khuyến khích học sinh không ngừng phấn đấu và thể hiện bản thân mình. Ví dụ: Ở học viện Khan, chương trình học online đã được giới thiệu trên website học trực tuyến của họ và đã thu hút nhiều học sinh bằng cách thưởng điểm và danh hiệu khi xem video và giải được vấn đề
Bản chất của Giáo dục thông qua trò chơi
- Mục tiêu hướng đến của phương pháp này chính là quá trình chứ không phải kết quả. Những gì giáo viên, người tạo ra trò chơi muốn những người tham gia có được chính là cách họ nhìn nhận vấn đề và giải quyết chứ không phải kết quả cao.
- Giáo dục thông qua trò chơi tác động trực tiếp đến sự tham gia và động cơ, gián tiếp dẫn đến việc hình thành thêm kiến thức và kỹ năng cho học sinh
- Giáo dục thông qua trò chơi luôn khuyến khích học sinh hướng tới hành động. Ví dụ như khuyến khích học sinh thực hành chương trình máy tính sẽ làm tăng kỹ năng của họ và thúc đẩy họ ghi nhớ, nâng cao kiến thức của họ.
Nên sử dụng những trò chơi nào
- Có nhiều người đặt câu hỏi liên quan đến nơi sử dụng những trò chơi nào trong giáo dục. Hiện nay có rất nhiều trò chơi được thiết kế ra chỉ để sử dụng trong môi trường giảng dạy. Ví dụ 3 trò chơi điển hình của dự án iCampus của Microsoft-MIT: Supercharged!, Thám tử môi trường, Cuộc cách mạng,…
- Ngoài ra các công ty thiết kế website cũng đã cho ra đời nhiều chương trình trò chơi trong lớp như Free rice, Ribbon hero, World peace game
- Bên cạnh đó, để nhằm nâng cao những kỹ năng chuyên môn của học sinh như sinh học, hành vi xã hội, lập trình,…, bạn có thể tham khảo các trò chơi trên “cộng đồng học tập thông qua trò chơi” (Games Learning Society), nhà phát triển các trò chơi giáo dục khác.
- Đôi khi bạn không cần phải dựa vào những trò chơi hiện có, xây dựng một trò chơi riêng, hay bắt buộc học sinh phải sử dụng trò chơi trong giáo dục. Điều quan trọng là bạn phải tìm được “điểm nhạy cảm” và cách để học sinh tìm hiểu được những vấn đề đó. Ví dụ bạn có thể giúp học sinh nghiên cứu theo như cách săn bắt scavenger, xem các chương trình biểu diễn trong lớp học (Mission impossible, Ai là triệu phú, đường lên đỉnh Olympia,…)
Sau khi xem bài viết này chắc chắn bạn đã có trong đầu mình những kiến thức cơ bản về giáo dục trong trò chơi và phương pháp làm thế nào để áp dụng chúng rồi phải không. Bây giờ nhiệm vụ của bạn là hãy tìm hoặc thiết kế một trò chơi để thúc đẩy tinh thần chinh chiến trong học tập của học sinh bạn nhé. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết này.