LMS là gì? Tìm hiểu vai trò và chức năng của phần mềm LMS

phần mềm học trực tuyến

Trong bối cảnh internet bùng nổ, xu hướng dạy và học trực tuyến phát triển mạnh mẽ. Hệ thống LMS ra đời giúp giải quyết được các nhu cầu tương tác của chủ thể hệ thống học trực tuyến. Đó là người cung cấp nội dung, người sử dụng nội dung và người điều hành, quản lý. Vậy thực chất Phần mềm LMS là gì? LMS có vai trò và chức năng như thế nào? Sử dụng cho các đối tượng nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết về phần mềm LMS trong bài viết hôm nay nhé.

LMS là gì? Phân loại phần mềm LMS

LMS (Learning Management System) là hệ thống quản lý học trực tuyến. Về bản chất, đây là một phần mềm ứng dụng, cho phép nhà quản trị quản lý, vận hành hệ thống học tập bao gồm hướng dẫn, theo dõi, báo cáo và cung cấp các công nghệ giáo dục điện tử cho các khóa học hay chương trình đào tạo.

Bạn cũng có thể hiểu, phần mềm LMS là tập hợp các công cụ phần mềm vi tính, được thiết kế riêng nhằm phục vụ quá trình quản lý trong giảng dạy và học tập. Hệ thống LMS cho phép quản trị viên tổ chức, quản lý, theo dõi, sắp xếp nội dung và phân công việc giảng dạy… Mục đích là hướng đến quản lý tổng thể hoạt động của một chương trình đào tạo thống nhất.

phần mềm quản lý học tập

Groove Technology Company (Professional Software Company) cho biết giá trị của hệ thống LMS là ở khả năng tạo môi trường đào tạo trực tuyến như một trường học online. Mà thông qua điện thoại, máy tính hay thiết bị kết nối internet, người dạy, người học hay người quản lý có thể thao tác theo mục đích của mình. Người dùng không còn bị gò bó bởi không gian và thời gian, tiết kiệm chi phí. Người học tự giác trong việc tìm kiếm, tiếp thu và áp dụng các nội dung học tập. Từ đó, chất lượng đào tạo được cải thiện và năng lực của người học qua đó cũng được đánh giá chính xác nhất.

Các nhà cung cấp phát triển đa dạng phần mềm quản lý học tập LMS nhằm đáp ứng linh hoạt nhiều lựa chọn khác nhau của người dùng. Nhưng bạn có thể dễ dàng nhận thấy chúng phân chia thành 2 loại:

  • Phần mềm LMS mã nguồn mở:phần mềm nguồn mở được sử dụng hoàn toàn miễn phí. Triển khai phần mềm tiết kiệm tối đa, giảm chi phí đào tạo đáng kể. Tuy nhiên, vì mã nguồn mở nên hệ thống LMS này có tính bảo mật kém, trải nghiệm không thực sự tốt và hiệu quả chưa như mong đợi.
  • Phần mềm LMS thiết kế theo yêu cầu: Doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định xây dựng hệ thống LMS với các tính năng đặc trưng đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình. Những phần mềm thiết kế theo yêu cầu này sẽ đảm bảo tốt về tính năng, khả năng bảo mật và được hỗ trợ khắc phục rủi ro qua các đơn vị phát triển. Đặc biệt, nhờ thiết kế theo đặc thù doanh nghiệp nên tính hiệu quả giáo dục đem lại cũng tốt hơn.

Ưu nhược điểm của phần mềm LMS

LMS ra đời đem tới nhiều lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp, đơn vị giáo dục,… so với các phương pháp quản lý giảng dạy truyền thống. Tuy nhiên, chúng vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Việc nắm rõ đặc điểm của LMS giúp đơn vị hiểu rõ và phát huy các tính năng của LMS một cách hiệu quả.

hệ thống quản lý học tập

Ưu điểm:

  • Tiết kiệm chi phí nhờ đặc tính không giới hạn về không gian, khoảng cách, số lượng học viên.
  • Tiết kiệm thời gian chuẩn bị lớp, làm giáo án hay thời gian đi lại của người dạy & người học.
  • Đáp ứng đa dạng nhu cầu học viên với đủ loại môn học, tài liệu học,…
  • Quản lý đơn giản, hiệu quả, đồng bộ hoạt động trên hệ thống LMS.

Nhược điểm:

  • Trong quá trình sử dụng, hệ thống có thể bị lỗi, khiến trải nghiệm người dùng bị gián đoạn hoặc gây khó chịu.
  • Nhiều phần mềm LMS đòi hỏi mất phí khi sử dụng.
  • Thiếu hiểu biết về các chức năng của LMS, người dùng khó khăn khi sử dụng.
  • Không kiểm soát trực tiếp người học, người học xao nhãng, thiếu tính tự giác, ngại giao tiếp, ít phản hồi,…
  • Kiến thức chia sẻ qua internet nên thiếu tính thực hành, gây cản trở quá trình vận dụng kiến thức.

Ai nên sử dụng phần mềm LMS?

Với mỗi đơn vị giáo dục hay doanh nghiệp đều có những đặc thù hoạt động, quy mô không giống nhau. Việc tính toán, cân nhắc để lựa chọn phần mềm LMS sao cho đáp ứng tốt mục đích sử dụng là điều cần thiết.

phần mềm lms

Khi lựa chọn, bạn có thể cân nhắc tới các yếu tố sau đây:

  • Số lượng người học
  • Số lượng chi nhánh
  • Nhu cầu về tổ chức đào tạo (theo tuần, tháng, quý,…)

Vai trò và chức năng của phần mềm LMS

LMS tạo ra những lợi ích đáp ứng tất cả các đối tượng tương tác từ nhà điều hành, người dạy và người học. Điều này thể hiện rõ nhất qua vai trò và chức năng của hệ thống.

Vai trò của phần mềm LMS

Sử dụng phần mềm LMS từ công ty phần mềm Mona có thể giúp đơn vị cải thiện những hạn chế tồn đọng ở các phương pháp đào tạo cũ, nâng cao chất lượng, tiết kiệm và cải thiện năng suất giảng dạy. Đồng thời, LMS còn giúp người học thuận lợi tiếp thu tri thức một cách dễ dàng hơn.

phần mềm lms

Theo dõi và quản lý đồng bộ

Hệ thống LMS cung cấp cho nhà điều hành những chức năng thực hiện trách nhiệm quản lý và điều hành của mình. Nó cho phép người quản lý theo dõi mọi hoạt động của nhân viên, thống kê thông tin chi iết, trích xuất báo cáo. Hầu như các chức năng này đều được thực hiện tự động, đảm bảo tính chính xác, nhanh gọn và tiện lợi.

Học ở bất kỳ đâu

Toàn bộ giáo trình và nội dung đàu tạo đều được lưu trữ trực tuyến. Người học có thể chủ động về thời gian và không gian học tập, tham gia khóa học mọi lúc, mọi nơi mà mình muốn. Chỉ cần có mạng internet, thiết bị hỗ trợ học tập như điện thoại, máy tính, quá trình lĩnh hội kiến thức diễn ra dễ dàng hơn.

Tiết kiệm chi phí và thời gian

Thay vì phải thuê hạ tầng, mua phương tiện học tập, mở lớp, làm giáo án nhiều lần, tổ chức lớp học rồi đi lại hàng ngày, phần mềm LMS khiến việc đào tạo trở nên đơn giản, tiết kiệm và hiệu quả. Tài liệu cung cấp một lần, sử dụng nhiều lần, lưu trữ dễ dàng trên hệ thống điện toán đám mây. Vừa tiết kiệm không gian lưu trữ, thời gian bận rộn cho người dạy, vừa tạo điều kiện cho việc dạy – học dễ dàng hơn.

tiết kiệm thời gian

Thu hẹp phạm vi địa lý

Với các đơn vị giáo dục, doanh nghiệp có chi nhánh trên toàn quốc, khi muốn mở lớp đào tạo sẽ khá tốn kém. Nhưng vì có hệ thống LMS, tất cả mọi người dù ở chi nhánh nào cũng có thể cùng học trên hệ thống duy nhất. Phạm vi địa lý được thu hẹp rõ ràng, vừa tiết kiệm nhân lực, vừa mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn.

Linh hoạt điều chỉnh, cập nhật nhanh chóng

Nội dung đào tạo được lưu trữ sẵn trên hệ thống, khi đơn vị có nhu cầu điều chỉnh, cập nhật, chỉ cần mở lên và chỉnh sửa theo nhu cầu. Nội dung có thể cập nhật theo sự thay đổi của nền giáo dục, hoạt của động đặc thù doanh nghiệp. Điều này đảm bảo người học luôn được tiếp thu kiến thức mới và sát với thực tế yêu cầu giảng dạy nhất.

Tương tác dễ dàng

Lớp học đông người khiến người học khó khăn khi giao tiếp với người dạy, cộng thêm tâm lý trước đông người ngại giao tiếp. Điều này ngay lập tức được khắc phục bằng cách tạo tương tác 1 – 1 giữa người dạy và người học qua hệ thống chat, comment, video trực tuyến.

Chức năng của phần mềm LMS đối với doanh nghiệp

Để thực hiện tốt các vai trò của mình, hệ thống LMS cần có nhiều chức năng hiện, cụ thể như:

Quản lý lưu trữ dữ liệu số

Chức năng này cho phép chủ thể trên hệ thống E-learning có thể đăng tải khóa học, tài liệu học tập hỗ trợ người học. Dữ liệu được hệ thống phân loại theo các tiêu chí cụ thể như định dạng, dung lượng, thời gian, chủ đề,…

phần mềm lms

Bảo mật thông tin

Chức năng bảo mật dữ liệu đặc biệt quan trọng với các đơn vị là doanh nghiệp. Bởi các thông tin dữ liệu đó giúp cải thiện năng lực của những nhân viên, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh. Các thông tin của người dạy, người học cũng cần bảo mật.

Khả năng tương thích

Hệ thống LMS cần tương thích với đa dạng thiết bị công nghệ từ máy tính bàn, máy tính xách tay, di động, máy tính bảng,… Qua đó, người sử dụng linh động và tiện lợi trong quá trình tương tác.

Kiểm soát các hoạt động

Hệ thống LMS được sử dụng bởi cả nhà quản lý, người dạy và người học. Bởi vậy, thao tác trên hệ thống tương đối đa dạng, phần mềm cần có chức năng từ: kiểm soát đăng ký, thiết lập lịch, quản lý giao dịch, quản lý tương tác, hỗ trợ,…

Chức năng thi & kiểm tra

Chức năng này giúp người học cũng như người dạy đúc kết lại hiệu quả sau quá trình dạy và học. Hệ thống cần có đa dạng hình thức thi và kiểm tra từ trắc nghiệm, tương tác, vấn đáp, luận,.. nhằm đánh giá tốt năng lực của người học.

Xem thêm: Phần mềm quản lý trung tâm ngoại ngữ

Phần mềm LMS ngày càng đa dạng và được ứng dụng rộng rãi hơn ở nhiều lĩnh vực, đơn vị có hoạt động và quy mô khác nhau. Trong đó, loại hình phần mềm LMS được thiết kế theo yêu cầu được các đơn vị như doanh nghiệp ưa chuộng hơn cả bởi tính chất đặc thù, bảo mật, đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *